CNSH53
Chào mừng bạn trở lại !!!
CNSH53
Chào mừng bạn trở lại !!!
CNSH53
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CNSH53

(*_*)
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
HAPPY NEW YEAR 2012 !
CÔNG NGHỆ SINH HỌC K53
CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

 

 Chuyên mục hỏi đáp

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySun May 15, 2011 9:55 pm

Chuyên mục này a lập ra để mọi người có thể cùng trao đổi về kiến thức sinh học phân tử, cũng như cập nhật những thông tin liên quan. Ai có ý kiến thắc mắc j về sinh học phân tử nói chung, cũng như các vấn đề liên quan đến kiến thức môn học, tài liệu... Có thể vào đây nêu câu hỏi. Mọi người sẽ cùng đóng góp.
Về Đầu Trang Go down
PhanNgan54B
New member
New member



Tổng số bài gửi : 3
Points : 4517
Reputation : 0
Join date : 09/11/2011

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: nhờ các đại ca chỉ bảo KTDT với ạ ^^   Chuyên mục hỏi đáp EmptyThu Dec 15, 2011 11:32 pm

anh Q bảo vào đây để hỏi vậy thì em xin hỏi vài câu nhé. nhưng mà về KTDT chứ không phải là SHPT ạ. hi
1. Các hướng úng dụng của RE trong công nghệ gen? hiện tại em mới biết là lập bản đồ RE, tạo DNA tái tổ hợp và chuyển gen. còn j nữa không ạ?
2. Làm thế nào để chọn lọc các tế bào vi khuẩn sau khi chuyển vector tái tổ hợp bacteriophage ạ?
3. Vector BAC ( Bacterium Artificial Chromosomes) theo nghĩa của nó là NST vi khuẩn nhân tạo, nhưng tại sao trong sách lại viết là nó chính là F- Plasmid nhỉ? thế thì có khác j vector plasmid đâu nhi?
4. Trong nguyên tắc hoạt động của vector YAC có hiện tượng Adenosine red phenotype. trong sách thầy Thạch giải thích là : tế bào sinh trưởng vì trong môi trường có adenosine nhưng có màu đỏ bởi vì chúng tự tiến hành tổng hợp adenosine nhưng do quá trình phiên mã vẫn bị khóa ở cùng bước => các chất trung gian có màu đỏ được tích lũy." em chả hiểu j cả. phiên mã bị khóa ở cùng bước là sao ạ. hợp chất trung gian làm sao mà tông hợp đc khi mà phiên mã bị khóa ạ?
chắc là chỉ 4 câu đấy thui ạ, hôm sau có j em hỏi típ. nhờ các đại ka chỉ bảo giùm em với . thanks các đại ka so much! Razz Rolling Eyes bounce lol! queen santa affraid Basketball
Về Đầu Trang Go down
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: @ Phan Ngân   Chuyên mục hỏi đáp EmptySat Dec 17, 2011 12:14 am

Em yên tâm, cứ vào hỏi đáp thôi, còn về vấn đề SHPT hay KTDT hay bất kì cái j cũng ko quan trọng lắm đâu Smile
Tiếp theo sẽ là trả lời từng câu hỏi của e Very Happy
Về Đầu Trang Go down
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySat Dec 17, 2011 2:52 am


Trích dẫn :
1. Các hướng úng dụng của RE trong công nghệ gen? hiện tại em mới biết là lập bản đồ RE, tạo DNA tái tổ hợp và chuyển gen. còn j nữa không ạ?
Ngoài các ứng dụng như em đã nêu thì RE còn được ứng dụng trong các kĩ thuật sau
1. Phát hiện các đột biến điểm: thay thế, thêm, bớt 1 vài nu… trong trình tự đoạn DNA mình quan tâm. Đây chính là ứng dụng phát hiện đa hình đoạn DNA quan tâm. Ngoài ra kĩ thuật này còn được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh do di truyền. Kĩ thuật này thông thường được kết hợp giữa PCR và RE, còn được gọi là kĩ thuật PCR-RFLP
Ví dụ: hồi thực hành tin sinh, chắc bọn em cũng được thầy Bách yêu cầu tìm xem enzyme nào có thể phát hiện được đột biến gây hồng cầu hình liềm rồi phải ko?. Đấy là một ví dụ cụ thể trong việc sử dụng RE để chẩn đoán phát hiện bệnh.
Ngoài ra anh sẽ lấy một ví dụ khác do a tự chế ra để em dễ hình dung Very Happy
Một đoạn gene có trình tự NNNNNNNGACTTCNNNNNN là dạng bình thường, hay còn gọi là wildtype, và có một đột biến gây bệnh thay C = A có trình tự dạng đột biến (mutation) thay đổi như sau NNNNNNNGAATTCNNNNNN. Trình tự đoạn có vị trí đột biến đó sẽ được nhận biết bởi enzyme cắt giới hạn EcoRI. Để chẩn đoán xem một người có bị bệnh hay không, người ta sẽ sử dụng PCR để nhân đoạn DNA này lên, và sau đó xử lý bằng enzyme EcoRI, và kiểm tra bằng điện di. Nếu có 2 band (trong thực tế có thể là 3, vì 1 người có thể có 2 alen: đột biến và bình thường ở dạng dị hợp) thì có nghĩa là người đó mang gene gây bệnh còn không thì ngược lại. Dĩ nhiên, kĩ thuật này có thể chẩn đoán ngược lại: người bình thường sẽ ở dạng 2 band, còn đột biến sẽ là 1 band, tùy theo trình tự ở vị trí đột biến là như thế nào.
Trong thực tế, đôi khi người ta kết hợp kĩ thuật này với kĩ thuật tạo đột biến định hướng bằng PCR để tạo ra trình tự có thể nhận biết dễ dàng bằng các RE phổ biến.
2. Đa hình chiều dài các đoạn cắt enzyme giới hạn (kĩ thuật RFLP): cái này chắc thầy Thạch dạy kĩ rồi, anh ko cần nhắc lại nữa: cái này thì thường ứng dụng trong việc xác định huyết thống (giống kĩ thuật STR), xác định khả năng tạo ưu thế lai, lập cây phả hệ (tương tự kĩ thuật SSR, RAPD)….
3. Kĩ thuật AFLP (kĩ thuật này kết hợp giữa RAPD và RFLP): cũng tương tự như trên
Sơ sơ là như vậy đã, còn nhiều cái khác mà sâu quá, anh cũng chẳng giải thích cặn kẽ đc Very Happy
Về Đầu Trang Go down
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySat Dec 17, 2011 4:54 am


Trích dẫn :
2. Làm thế nào để chọn lọc các tế bào vi khuẩn sau khi chuyển vector tái tổ hợp bacteriophage ạ?

Trong thực tế, người ta không chọn lọc tế bào vi khuẩn mang vector là bacteriophage, vì các vi khuẩn mang con vector này đã bị phân giải (hiểu nôm na là bị giết) bởi quá trình sinh tan của bacteriophage rồi. Điều này là do khi vector bacteriophage xâm nhập vào tế bào vi khuẩn, nó lợi dụng bộ máy tái bản của vi khuẩn để nhân DNA của bản thân nó, đồng thời sản xuất ra các protein cấu trúc của phage, tiến hành lắp ráp tạo thành các phage mới sau đó sẽ phân giải tế bào chủ của vi khuẩn và giải phóng ra ngoài.
Như thầy Thạch đã dạy bọn em (chắc là sẽ giống như dạy bọn a trên lớp): người ta lựa chọn ở đây là lựa chọn các vệt tan: những vùng vi khuẩn không mọc do bị phage phân giải, là những nơi tồn tại những bacteriaphage mang đoạn DNA mà mình cloning. Cái này nó cũng tương tự như mình chọn vi khuẩn mọc được trong môi trường chứa kháng sinh và có màu trắng là những vi khuẩn mang đoạn DNA mà mình đã cloning.
Như vậy, việc nhân dòng DNA sử dụng bacteriophage này cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn và lưu giữ các bacteriophage dạng hoàn chỉnh mang đoạn DNA mà mình quan tâm. Việc sử dụng vi khuẩn ở đây là công cụ gián tiếp để nhân các phage này lên với số lượng rất lớn mà thôi.

Tạm thời đến đây thôi, h 5h sáng rồi, anh còn ngủ cái đã. Sáng còn qua trường ôn đường lối mai thi rồi :-<
Về Đầu Trang Go down
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySat Dec 17, 2011 2:15 pm


Trích dẫn :
3. Vector BAC ( Bacterium Artificial Chromosomes) theo nghĩa của nó là NST vi khuẩn nhân tạo, nhưng tại sao trong sách lại viết là nó chính là F- Plasmid nhỉ? thế thì có khác j vector plasmid đâu nhi?

Thực tế là các loại vector hiện nay đều được cải biến từ những cái có sẵn trong tự nhiên, và BAC vector cũng không phải là một ngoại lệ. Vector BAC được cải biến từ F-plasmid, là một loại plasmid có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại plasmid thông thường khác. Trên F-plasmid nó có mang những gene giúp nó có thể tái bản và duy trì ổn định qua các thế hệ ở tế bào vi khuẩn. Điều này cũng dễ hiểu vì việc tái bản một đoạn DNA có kích thước lớn thì phức tạp hơn nhiều so với quá trình tái bản của một đoạn DNA có kích thước nhỏ. Cũng chính vì lý do đó mà F-plasmid được cải biến cho thấy tiềm năng cho phép mang những đoạn DNA có kích thước lớn hơn rất nhiều so với khả năng mang DNA của những plasmid thông thường khác.
Trong vector BAC, ngoài những yếu tố thông thường của một vector plasmid phải có như vị trí nhân dòng hoặc đa nhân dòng (MCS), các marker chọn lọc: gene LacZ, gene kháng kháng sinh..., vùng tái bản: Rep, Ori, thì nó còn mang các gene ParA, ParB,... giúp cho quá trình tái bản và duy trì sự ổn định của vector BAC qua các thế hệ vi khuẩn E. coli
Về Đầu Trang Go down
PhanNgan54B
New member
New member



Tổng số bài gửi : 3
Points : 4517
Reputation : 0
Join date : 09/11/2011

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySun Dec 25, 2011 12:20 pm

làm tội a phải thức đêm.cảm ơn đại ka Quỳnh rất nhiều ạ.may có a giải đáp, đi thi e trúng một câu. hihi Very Happy lol! Laughing Basketball bounce cheers rabbit tongue Razz albino queen king
Về Đầu Trang Go down
dreamworld
MOD
MOD
dreamworld


Tổng số bài gửi : 21
Points : 5157
Reputation : 0
Join date : 13/03/2010
Age : 34
Đến từ : Nơi xa lắm

Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp EmptySun Dec 25, 2011 12:29 pm

Ko có vấn đề gì e Smile
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chuyên mục hỏi đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyên mục hỏi đáp   Chuyên mục hỏi đáp Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyên mục hỏi đáp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mở chuyên mục dịch sách.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CNSH53  :: Học tập :: Tài liệu chuyên nghành :: Box CNVS - SHPT-
Chuyển đến